image banner
Những vấn đề cần rút kinh nghiệm trong công tác quản lý, sử dụng tài chính, tài sản Công đoàn
Thực hiện Nghị quyết 6b/NQ-TLĐ ngày 03/8/2015 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Ủy ban kiểm tra công đoàn; Nghị quyết 07b/NQ-TLĐ ngày 21/01/2016 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XI về công tác tài chính công đoàn trong tình hình mới; Chỉ thị số 03/CT-ĐCT ngày 08/02/2017 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các đơn vị;

Căn cứ kết quả duyệt quyết toán thu, chi ngân sách công đoàn năm 2017; báo cáo tài sản cố định của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đến 30/6/2018;

Căn cứ thông báo kết luận kiểm tra của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh; Ủy ban Kiểm tra Liên đoàn Lao động tỉnh đối với một số công đoàn cấp trên cơ sở và công đoàn cơ sở đến tháng 7 năm 2018.

Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh yêu cầu Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động các huyện, thành phố; Công đoàn ngành chỉ đạo công đoàn cơ sở nghiêm túc rút kinh nghiệm, chấn chỉnh công tác quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công đoàn với những nội dung sau:
I. NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ QUA KIỂM TRA
1. Về quản lý tài chính
1.1 Công tác lãnh đạo, chỉ đạo

- Một số công đoàn cấp trên cơ sở và công đoàn cơ sở chưa kịp thời sửa đổi, bổ sung các nội dung chi, định mức chi trong quy chế chi tiêu nội bộ khi ban hành; không phù hợp với quy định của Tổng LĐLĐ Việt Nam.
- Việc công khai tài chính chưa đúng hướng dẫn 460/HD-TLĐ ngày 17/4/2014 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (phạm vi công khai, hình thức, nội dung, mẫu biểu công khai).
- Việc thực hiện Nghị quyết 09c/NQ-BCH ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về tiết kiệm chi 10% hành chính và 10% hoạt động phong trào chưa đảm bảo đúng tỷ lệ tiết kiệm chi, một số công đoàn cấp trên cơ sở chưa tích cực đôn đốc, kiểm tra, giám sát công đoàn cơ sở thực hiện.
- Công tác kiểm tra tài chính ở đồng cấp và cấp dưới chưa thực hiện đảm bảo theo quy định, có đơn vị tổ chức kiểm tra nhưng còn hình thức.

1.2. Công tác lập và giao dự toán, quyết toán của Công đoàn cấp trên cơ sở, công đoàn cơ sở
- Việc lập dự toán, quyết toán của một số Công đoàn cấp trên cơ sở còn chưa nghiêm túc (thời gian nộp chưa đảm bảo theo quy định, còn thiếu các mẫu biểu kèm theo); chưa tích cực đôn đốc các CĐCS lập dự toán, quyết toán; khu vực SXKD tỷ lệ lập dự toán và quyết toán còn chưa đạt yêu cầu.
- Một số Công đoàn cấp trên cơ sở chưa thực hiện thẩm định dự toán, quyết toán đối với CĐCS; khi quyết toán mục chi quản lý hành chính còn cao.

2. Thực hiện thu tài chính công đoàn
- Một số công đoàn cấp trên cơ sở thu kinh phí, đoàn phí chưa đạt so với dự toán được giao, thu KPCĐ chưa đúng với quỹ lương đóng BHXH; chưa thu được số phải thu KPCĐ của đơn vị chưa có tổ chức công đoàn.
- Qua kiểm tra cho thấy các Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở chưa thực hiện việc đối chiếu danh sách lao động, tổng quỹ lương và các khoản phụ cấp theo lương phải đóng bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn mà chỉ căn cứ theo báo cáo của đơn vị.

3. Thực hiện chi tài chính công đoàn
- Một số Công đoàn cấp trên cơ sở chi tiền mặt không đúng nguyên tắc theo quy định tại khoản 6 Điều 5 Thông tư số 164/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011 của Bộ Tài chính quy định quản lý thu chi bằng tiền mặt chỉ được phép chi tối đa 5 triệu đồng/khoản chi; có đơn vị chi tiền mặt cho đơn vị cung cấp hàng hóa, vật tư trong khi ký hợp đồng với đơn vị cung ứng có tên và số tài khoản tại ngân hàng thương mại.
- Một số Công đoàn cấp trên cơ sở rút tiền mặt về nhập quỹ với số lượng tiền lớn không đảm bảo an toàn ngân quỹ.
- Có đơn vị chi một số nội dung vượt định mức đã được quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ.
- Một số đơn vị số chi vượt quá dự toán giao, cơ cấu chi chưa phù hợp: Chi quản lý hành chính cao.
- Một số đơn vị có các khoản chi không đảm bảo quy trình, thủ tục, hóa đơn, chứng từ (Không có dự toán lãnh đạo duyệt, không có kế hoạch, không có đề nghị thanh toán, phiếu chi còn thiếu chữ ký người lập, người nhận tiền, còn điền thiếu một số thông tin trên phiếu chi, thiếu hóa đơn, còn tách lẻ hóa đơn để tránh hóa đơn thuế, chứng từ phát sinh không lập chứng từ ngay còn để mấy tháng sau mới lập chứng từ thanh toán; mua sắm tài sản còn thiếu các bước theo quy định, thanh toán công ngoài giờ không có bảng chấm công).
- Một số đơn vị chưa đảm bảo cân đối thu chi tài chính, phải sử dụng tài chính tích lũy để chi cho hoạt động.
- Một số công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở được phân cấp thu đôn đốc các công đoàn cơ sở nộp KPCĐ còn chậm và tình trạng nộp chưa đủ theo kế hoạch giao thu, còn có CĐCS nộp KPCĐ lên công đoàn cấp trên cơ sở nhưng công đoàn cấp trên cơ sở để tiền tại tài khoản đơn vị mà không nộp lên công đoàn cấp trên theo đúng quy định.
- Một số đơn vị cấp kinh phí cho công đoàn cơ sở chưa đảm bảo theo tỷ lệ

4. Quản lý và sử dụng quỹ xã hội
Một số đơn vị chưa thực sự quan tâm và đôn đốc các CĐCS ủng hộ các quỹ do công đoàn cấp trên phát động; chưa nộp đầy đủ, kịp thời về Liên đoàn Lao động tỉnh số tiền đã huy động đóng góp ủng hộ.

5. Quản lý, sử dụng tài sản
- Công tác theo dõi, quản lý TSCĐ chưa được quan tâm, một số đơn vị thực hiện mua sắm còn thiếu các thủ tục; mua sắm TSCĐ nhưng không hạch toán đúng bút toán (không hạch toán TK 211 và TK 466) nên để xảy ra tình trạng chênh lệch về nguyên giá TSCĐ trên sổ theo dõi tài sản với bảng cân đối tài khoản và sổ chi tiết; khi nhận tài sản do giải thể, sáp nhập kế toán đơn vị nhận không hạch toán tăng tài sản;
- Việc mở sổ theo dõi giá trị, tính hao mòn TSCĐ không đúng quy định, hạch toán TSCĐ, công cụ dụng cụ còn hạn chế, chưa đảm bảo yêu cầu; một số đơn vị chưa tiến hành kiểm kê tài sản cuối năm, chưa hạch toán đầy đủ và kịp thời vào sổ kế toán của đơn vị.

6. Chấp hành chế độ kế toán
- Trình độ kế toán ở một số công đoàn cấp trên cơ sở còn hạn chế, hạch toán một số nội dung thu, chi còn chưa đúng khoản mục, chưa hạch toán đúng tài khoản, cập nhật và thực hiện các quy định về tài chính còn chưa kịp thời.
- Công tác lập dự toán, quyết toán tài chính còn chưa đảm bảo về thời gian quy định, một số đơn vị còn nộp dự toán, quyết toán tài chính chậm; dự toán, báo cáo quyết toán tài chính còn thiếu các mẫu biểu theo quy định.

II. YÊU CẦU ĐỐI VỚI BAN THƯỜNG VỤ LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ, CÔNG ĐOÀN NGÀNH
- Tập trung chỉ đạo thực hiện việc sửa đổi, bổ sung quy chế chi tiêu nội bộ tại đơn vị và công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn theo đúng quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành và các nội dung chi phù hợp với quy định mới của Tổng Liên đoàn, hướng dẫn của Liên đoàn Lao động tỉnh.
- Chỉ đạo thực hiện công khai tài chính theo đúng hướng dẫn 460/HD-TLĐ ngày 17/4/2014 của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 09c/NQ-BCH về tiết kiệm chi 10% hành chính và 10% hoạt động phong trào các đơn vị. (Tích cực đôn đốc, kiểm tra giám sát công đoàn cơ sở và nghiệp đoàn thực hiện).
- Tăng cường công tác kiểm tra quản lý tài chính ở đồng cấp và cấp dưới.
- Tăng cường công tác rà soát đối chiếu thu kinh phí công đoàn đối với khu vực sản xuất kinh doanh, kể cả khu vực hành chính sự nghiệp; thực hiện đối chiếu quỹ lương và các khoản theo lương để thu kinh phí công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn và Nghị định 191/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính công đoàn; áp dụng việc đối chiếu như cơ quan Bảo hiểm xã hội hiện nay đang thực hiện 1 tháng/lần và tổng hợp (chi tiết từng đơn vị) báo cáo lên công đoàn cấp trên (qua ban Tài chính) định kỳ 01 quý / 1 lần (ngày 25 của tháng cuối quý), riêng quý 4 báo cáo chậm nhất ngày 30/11 để tránh việc nộp thiếu kinh phí công đoàn.
- Chỉ đạo nghiệp vụ quản lý tài chính phải chặt chẽ, có kế hoạch, tiết kiệm và hiệu quả, mục chi hợp lý, đúng với hướng dẫn của Tổng Liên đoàn. Chứng từ chi được thiết lập đảm bảo hợp pháp, hợp lệ, mở đầy đủ sổ sách, hạch toán kế toán phản ánh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Phân phối nguồn thu tài chính công đoàn cho các CĐCS thực hiện theo đúng quy định của Tổng Liên đoàn, đảm bảo công khai, minh bạch, thực sự hướng về cơ sở theo tinh thần Nghị quyết 7b/NQ-TLĐ ngày 21/01/2016 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Thẩm định báo cáo dự toán, quyết toán tài chính công đoàn về công tác thu, chi, phân phối, quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công đoàn.
- Mua sắm tài sản cố định đúng tiêu chuẩn, định mức, đảm bảo hồ sơ, thủ tục; tiến hành xác định về số lượng, giá trị nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại TSCĐ, hạch toán vào sổ kế toán, báo cáo tài chính theo quy định.
- Tăng cường hướng dẫn kế toán công đoàn cơ sở về công tác tài chính công đoàn. Thực hiện nghiêm túc các văn bản của pháp luật và Tổng Liên đoàn, Liên đoàn Lao động tỉnh về nguyên tắc tài chính, thời gian thanh toán, quyết toán các khoản thu, chi tài chính công đoàn.
- Xây dựng dự toán, quyết toán tài chính công đoàn phải đảm bảo về mẫu biểu, thời gian nộp theo đúng quy định. (Các đơn vị lưu ý khi nộp báo cáo quyết toán phải gửi kết luận kiểm tra đồng cấp kèm theo, đơn vị nào không thực hiện kiểm tra cùng cấp sẽ không được phê duyệt quyết toán).

Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh Sơn La yêu cầu Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động các huyện, thành phố; Công đoàn ngành thực hiện rà soát, chủ động khắc phục những tồn tại, hạn chế; thực hiện nghiêm túc công tác quản lý, sử dụng tài chính tài sản công đoàn tại đơn vị và chỉ đạo công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn thực hiện công tác quản lý tài chính công đoàn đảm bảo đúng quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam./.

TẢI VỀ CÔNG VĂN


Video sự kiện
  • Công tác Nữ công trong tổ chức Công đoàn Sơn La
  • Công đoàn Sơn La đẩy mạnh các phong trào hoạt động, thi đua
  • Chuyên mục công đoàn Sơn La tháng 8: Tập trung tuyên truyền đưa Nghị quyết Công đoàn vào cuộc sống
1 2 3 4 5 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 11
  • Hôm nay: 1941
  • Trong tuần: 20 750
  • Tất cả: 2477929
Bản quyền thuộc Liên Đoàn Lao Động Tỉnh Sơn La
Địa chỉ: Số 02, Phố Xuân Thủy, Tổ 8, Phường Chiềng Lề, Tp Sơn La, Sơn La
Điện thoại: 02123752440    Fax: 02123752440
Email: