Ngăn ngừa hành vi mua bán, cầm cố sổ Bảo hiểm Xã hội của người lao động
“Cầm cố sổ BHXH”, “Thanh lý sổ BHXH”, “Hỗ trợ rút BHXH một lần”.... là những từ khóa được tìm kiếm nhiều và được đề cấp khá nhiều trên các trang mạng xã hội. Các phương tiện thông tin đại chúng thời gian qua cũng đã tuyên truyền, cảnh báo những hệ lụy trước mắt cũng như lâu dài; đồng thời cũng đề xuất nhiều giải pháp nhằm ngăn ngừa hành vi mua bán, cầm cố, thu gom sổ BHXH của người lao động nhằm bảo vệ tối đa quyền, lợi ích của người lao động.
Cắm sổ BHXH
“Cầm cố sổ BHXH”, “Thanh lý sổ BHXH”, “Hỗ trợ rút BHXH một lần”.... là những từ khóa được tìm kiếm nhiều và được đề cấp khá nhiều trên các trang mạng xã hội. Các phương tiện thông tin đại chúng thời gian qua cũng đã tuyên truyền, cảnh báo những hệ lụy trước mắt cũng như lâu dài; đồng thời cũng đề xuất nhiều giải pháp nhằm ngăn ngừa hành vi mua bán, cầm cố, thu gom sổ BHXH của người lao động nhằm bảo vệ tối đa quyền, lợi ích của người lao động.
Nhưng vì một lý do nào đó: hoàn cảnh gia đình khó khăn, ốm đau đột xuất, bị kẻ xấu lợi dụng .... người dân đã cầm cố, bán sổ BHXH cho người khác. Đối tượng thu mua, cầm cố sổ BHXH được thành lập theo nhóm, hội dưới hình thức hoạt động công khai hay nhóm kín với đông đảo thành viên tham gia. Anh Lò Văn T là công nhân quê huyện Thuận Châu đi làm công nhân tại Khu công nghiệp Quế Võ, Bắc Ninh được 05 năm, năm 2019-2020 do ảnh hưởng bởi dịch Covid19 công việc không ổn định dẫn đến thu nhập khó khăn, không có tiền trả tiền thuê nhà trọ; thông qua một người bạn giới thiệu, anh cầm sổ BHXH của mình đến cầm cố tại 1 tiệm cầm đồ thành phố Bắc Ninh với lãi suất 100.000 đồng/1.000.000 đồng/01 tháng. Dù biết lãi suất rất cao nhưng vì quá khó khăn nơi đất khách quê người, anh T đã chấp nhận vay 3.000.000đ. Tuy nhiên anh T chỉ được cầm 2.500.000 đồng, 500.000 đồng trừ vào lãi hằng tháng. Sau 03 tháng đến hạn trả nợ gốc anh T không có khả năng trả nợ 2.500.000 đồng tiền gốc; anh T phải ký giấy ủy quyền lấy số tiền BHXH 1 lần cho chủ tiệm cầm đồ. Cùng trọ với anh T có người bạn cũng cầm sổ BHXH vay tiệm cầm đồ 10.000.000 đồng với điều kiện ký vào giấy ủy quyền nhận BHXH 1 lần nếu không trả đúng hạn gốc và lãi vay...
Kẽ hở trong quy định của pháp luật
Tại Khoản 6, Điều 18. Quyền của người lao động, Luật BHXH năm 2014 nêu: Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp BHXH. Quy định này với mục đích tạo thuận lợi cho NLĐ trong tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH, nhưng đã bị các đối tượng lợi dụng thực hiện việc mua bán số BHXH giá rẻ, kèm theo giấy ủy quyền nhận trợ cấp BHXH để sau đó làm thủ tục thanh toán với cơ quan BHXH hưởng chênh lệch. Ngoài ra các đối tượng mua bán, cầm cố, thu gom sổ BHXH còn hoạt động dưới hình thức rất tinh vi như nộp hồ sơ hưởng BHXH một lần ở nhiều cơ quan BHXH khác nhau. Dẫn đến tình trạng khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan BHXH căn cứ trên giấy tờ rất khó để xác định trường hợp nào NLĐ ủy quyền thật, trường hợp nào NLĐ ủy quyền trá hình thông qua hành vi cầm cố, mua bán...
Cần có giải pháp mạnh nhằm khắc phục tình trạng trên để bảo vệ quyền lợi của người lao động:
Luật BHXH cần quy định rõ các trường hợp NLĐ được ủy quyền, trường hợp nào NLĐ không được ủy quyền để khắc phục việc ủy quyền đại trà, tự do như hiện tại.
BHXH cấp tỉnh, cấp huyện cần tăng cường sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với ngành LĐTB&XH, Công an các địa phương tuyên truyền, cảnh báo, nâng cao nhận thức của NLĐ về những hệ lụy của việc cầm cố, mua bán sổ BHXH, để NLĐ nâng cao cảnh giác, tránh bị lôi kéo, xúi giục và tham gia mua bán sổ BHXH để đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho chính mình; chủ động phát hiện, tố giác các hành vi sai phạm về vấn đề này tới cơ quan công an để xử lý theo quy định của pháp luật.
Phát huy vai trò của công đoàn các cấp, đặc biệt là công đoàn cơ sở; định kỳ có đối chiếu, rà soát thông tin NLĐ hưởng BHXH và NLĐ xin rút BHXH một lần để phối hợp với cơ quan BHXH rà soát thông tin của người hưởng thống nhất, kiểm tra tính pháp lý của giấy ủy quyền, hợp đồng ủy quyền, tìm hiểu nguyên nhân, hoàn cảnh của đoàn viên, người lao động, vận động NLĐ không tham gia vào việc mua bán, ủy quyền sổ BHXH để đảm bảo quyền lợi cho chính họ.
Việc mua bán, cầm cố sổ BHXH để lại những hậu quả lớn cho NLĐ sau này, gây ra những hệ lụy khôn lường, làm mất đi quyền lợi của NLĐ, thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống của NLĐ nên rất cần sự chung tay của cả hệ thống chính trị để đảm bảo quyền, lợi ích của NLĐ khi tham gia BHXH.